Giải đáp mọi thắc mắc của bạn về quy trình chuyển trường cho du học sinh tại Mỹ
Trong quá trình du học tại Mỹ, nếu cảm thấy môi trường học tập hiện tại không phù hợp hay xác định được ngành hay trường mà mình yêu thích hơn, du học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn chuyển trường. Tuy nhiên các quy định và thủ tục chuyển trường tại Mỹ cũng không hề đơn giản. Để hạn chế tối đa những rắc rối liên quan đến visa, thủ tục giấy tờ cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc, việc tìm hiểu kỹ về điều kiện, quy trình và các yêu cầu liên quan trước khi quyết định chuyển trường là vô cùng cần thiết.
Du học sinh thường lựa chọn chuyển trường trong những trường hợp nào ?
Việc hình dung về môi trường học tập thông qua các thông tin trên giấy tờ hay Internet đôi khi không giống như trải nghiệm thực tế. Từ việc lựa chọn ngành học không đúng sở thích, chất lượng giáo dục không như kỳ vọng hay môi trường học tập không thực sự phù hợp, tất cả đều là lý do khiến nhiều du học sinh lựa chọn chuyển sang một ngôi trường mới. Ngoài ra, nếu bạn muốn theo học các chương trình cao hơn như Thạc sĩ hay Tiến sĩ tại một ngôi trường khác, việc chuyển trường cũng là điều cần thiết.
Bên cạnh yếu tố liên quan đến việc học tập, nhiều du học sinh có thể lựa chọn chuyển trường bởi các lý do như: chuyển địa điểm sinh sống, muốn học trường gần nhà,..
Dù với bất cứ lý do gì, việc chuyển trường giữa các trường được cấp phép (SEVP Certified Schools) tại Mỹ đều yêu cầu một quy trình chung. Vì đa phần các học sinh, sinh viên Việt Nam tại Mỹ sẽ sở hữu visa du học F1 (tên trường học đăng ký ban đầu sẽ được in trên visa), nên bạn cần thực hiện thủ tục chuyển trường đúng cách để vẫn sử dụng được visa cũ nhập cảnh Mỹ và học tập tại trường mới.
Quy trình chuyển trường tại Mỹ
Trường hợp 1: Chuyển trường khi mới đặt chân đến Mỹ
Dù chưa chính thức học bất kỳ học kỳ nào nhưng bạn vẫn muốn chuyển trường thì đây chính là thủ tục mà bạn cần áp dụng:
- Bước 1: Tìm hiểu kỹ về trường học mới và xem xét các điều kiện phù hợp với bản thân để hạn chế tối đa việc phải chuyển trường một lần nữa.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin nhập học (các giấy tờ đã chuẩn bị sẵn cho việc xin nhập học từ trường cũ cùng với các yêu cầu riêng của trường mới) và hoàn thành các yêu cầu xét tuyển như bài test đầu vào hay các bài luận cá nhân (nếu có).
- Bước 3: Khi hồ sơ nhập học được chấp thuận, bạn sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển hoặc mẫu đơn I-20 mới với số SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System) của bạn.
- Bước 4: Gửi thông báo “Transfer-out” kèm một lá thư giải thích lý do chuyển trường đến trường cũ.
- Bước 5: Đăng ký lớp học và báo danh với trường mới.
Trường hợp 2: Chuyển trường khi đang trong quá trình học
Trường hợp này có phần phức tạp và mất nhiều thời gian hơn khi bạn phải đổi sang một mã số SEVIS mới. Tuy nhiên nếu thị thực F1 của bạn vẫn còn hiệu lực, và tình trạng du học sinh của bạn trên hệ thống SEVIS của Chính Phủ Mỹ là “Chờ nhập học” (Intitial) hoặc “Đang học” (Active), thì bạn vẫn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ với visa cũ dù chuyển trường và có mã số SEVIS mới.
Bước 1: Hoàn thành việc xin nhập học tại trường mới và thu thập những thông tin cần thiết
Sau khi đã có thư mời nhập học từ trường mới. Bạn cần liên hệ với Designated School Officer (DSO) của cả 2 trường để thực hiện chọn ngày chuyển đổi SEVIS. DSO là cán bộ quản lý sinh viên quốc tế và hệ thống SEVIS của trường. Trong giai đoạn này, bạn cần thường xuyên liên lạc và nhận tư vấn từ DSO của cả trường cũ và mới để quá trình chuyển trường được diễn ra đúng quy định.
Bước 2: Hoàn thành mẫu đơn chuyển trường SEVIS I-20 trực tuyến.
Bạn có thể tìm thấy mẫu đơn trên website của Bộ phận Dịch vụ sinh viên quốc tế. Du học sinh cần lưu ý, trước khi thực hiện bước này, đã nắm rõ và hoàn thành các vấn đề như chuyển đổi tín chỉ và hoàn thành nghĩa vụ học phí với trường hiện tại.
Bước 3: Văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế của trường hiện tại gửi email xác nhận bạn đã đổi qua trường mới thành công
Thông thường sẽ mất ít nhất 10 ngày để từ ngày bạn hoàn thành form cho đến khi có kết quả.
Bước 4: Liên lạc với DSO của trường mới để nhận mẫu đơn I-20 mới.
Ngay khi có email xác nhận chuyển giao thông tin thành công trên SEVIS, bạn nên liên hệ với DSO càng sớm càng tốt để nhận Mẫu đơn I-20 mới. Đồng thời bạn cần đăng ký lớp học và báo danh với trường mới trong vòng 15 ngày kể từ khi chương trình học bắt đầu.
Du học sinh gặp khó khăn gì với thủ tục chuyển trường tại Mỹ ?
- Hoàn thành nghĩa vụ với trường học cũ: để có thể chính thức chuyển đến trường mới, bạn cần nhanh chóng hoàn thành các yêu cầu về chuyển đối tín chỉ, học phí hay các vấn đề trợ cấp. Trong trường hợp nếu bạn đang ở ký túc xá thì khi chuyển sang trường mới, cần đăng ký ký túc xá hay tìm địa điểm sinh sống mới.
- Rắc rối về học tập lẫn tài chính khi chuyển trường giữa học kỳ: kết quả học tập dang dở, nhiều tín chỉ sẽ phải học lại từ đầu và bạn sẽ không được hoàn trả lại học phí của kỳ học mà mình chưa hoàn thành. Vì vậy, bạn nên lên kế hoạch chuẩn bị hồ sơ từ trước và chuyển trường khi vừa kết thúc học kỳ.
- Mất thời gian hòa nhập với môi trường mới: mất thời gian chuẩn bị giấy tờ nhập học lại từ đầu, phải nhanh chóng thích nghi với việc học, tìm bạn mới, công việc mới,..
Giải đáp các câu hỏi thường gặp
- Du học sinh có thể tiếp tục ở lại Mỹ khi chờ thủ tục chuyển trường không ?
Thông thường nếu bạn thực hiện chuyển trường khi kỳ học vẫn đang diễn ra, trong thời gian chờ, bạn cần tiếp tục theo học tại trường cũ cho đến ngày chuyển trường để duy trì hồ sơ SEVIS. Nếu thời gian chờ chuyển trường kéo dài hơn 5 tháng, trường mới cần cấp mẫu đơn I-20 và số SEVIS mới cho bạn.
Trường hợp trong vòng 60 ngày khi khoá học cũ kết thúc mà bạn vẫn chưa nhập học trường mới thì bạn cần rời khỏi nước Mỹ và chỉ được nhập cảnh lại tối đa trước 30 ngày khi khóa học mới bắt đầu.
- Phải làm gì khi sau tốt nghiệp, bạn muốn đăng ký trường mới nhưng quá thời gian kỳ nhập học ?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải rời Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày nếu bạn không ghi danh vào một chương trình học tập mới hay tham gia vào thị trường lao động. Nếu bạn lỡ kỳ nhập học và không thể đăng ký trường mới trong vòng 60 ngày thì đây là các cách bạn có thể duy trì visa để chờ đến lúc chuyển trường:
- Cách 1: Đăng ký một chương trình cấp bằng của trường hiện tại và thực hiện chuyển trường khi đến kỳ nhập học.
- Cách 2: Xin giấy phép lao động OTP trong vòng 1 năm. Khi sở hữu giấy phép OTP, sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ có thể ở lại làm việc tối đa 12 tháng. Điều kiện là sinh viên phải có thời gian học full-time tại Mỹ ít nhất 9 tháng.
- Thời gian xử lý chuyển trường thường bao lâu ?
Theo lý thuyết, du học sinh có thể nhận được quyết định chuyển trường trong vòng vài tuần, nhưng phần lớn các cuộc đánh giá phải mất 6-8 tuần.
- Chuyển trường có ảnh hưởng đến gia hạn visa du học khi về Việt Nam ?
Thông thường các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc gia hạn visa du học của bạn là: kết quả học tập kém, không duy trì đủ số tín chỉ cần thiết, chưa hoàn thành các nghĩa vụ về mặt tài chính hay vi phạm các điều luật cư trú. Việc chuyển trường sẽ không ảnh hưởng đến cơ hội gia hạn visa của bạn. Tuy nhiên nếu việc này diễn ra quá thường xuyên, trong vòng 1 năm chuyển trường đến 2-3 lần, điều này sẽ khiến Lãnh sự quán nghi ngờ về mục đích học tập của bạn.
Dịch vụ hỗ trợ của Visa thế giới 24h
Với 12 năm trong ngành di trú và tư vấn, xử lý hồ sơ, kết nối với nhiều trường Đại học và Trung học tại Mỹ với văn phòng đại diện tại Mỹ, Visa Thế giới 24h đã giúp hàng trăm học sinh hiện thực hóa giấc mơ du học Mỹ. Để việc chuyển trường trở nên dễ dàng và nhanh chóng, Visa Thế giới 24h sẽ giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục chuyển trường ở trên.
- Hỗ trợ tìm kiếm thông tin về trường học mới, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nhập học.
- Hỗ trợ hoàn thành các bài test đầu vào, các bài luận cá nhân.
- Cập nhật liên tục tình trạng SEVIS, hỗ trợ điền các mẫu I-20 SEVIS, Transfer-out, email giải thích lý do chuyển trường đến trường cũ.
- Tư vấn lộ trình chuyển trường và nhập học tại trường mới.
- Giải đáp mọi thắc mắc liên quan nếu có