Cẩm nang làm việc hợp pháp cho du học sinh tại Mỹ: CPT, OPT, H1-B.
Du học sinh đi làm ở Mỹ có được xem là bất hợp pháp
Dù thị thực F1 được cấp cho du học sinh đến Mỹ với mục đích học tập và không được phép ở lại Mỹ với mục đích định cư và làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh việc học, chính phủ Mỹ vẫn tạo điều kiện để sinh viên quốc tế có cơ hội được trải nghiệm thực tiễn và cọ xát với môi trường lao động. Theo quy định, du học sinh quốc tế đủ điều kiện có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại trường (on campus) và tham gia vào 2 chương trình Thực tập không bắt buộc (OPT), thực tập bắt buộc (CPT). Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, nếu được doanh nghiệp Mỹ đứng ra bảo lãnh và xin Giấy phép lao động thông qua visa H1-B, bạn vẫn được tạo điều kiện để sinh sống và làm việc lâu dài tại Mỹ.
Thực tập CPT
CPT (Curricular Practical Training) hay còn gọi là Chương trình Thực tập Ngoại khóa bắt buộc, giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tiễn liên quan trực tiếp đến ngành học hiện tại. CPT nằm trong chương trình học của sinh viên và phải được hoàn thành trước khi tốt nghiệp. Thông thường sinh viên sau khi học xong năm 1 và hoàn thành các tín chỉ quy định sẽ nộp đơn cho cố vấn Sinh viên quốc tế DSO để được xét duyệt thực tập CPT.
Khi được cấp CPT, bạn sẽ làm việc cho các công ty cụ thể trong lĩnh vực liên quan đến ngành học. Bạn có thể lựa chọn làm việc bán thời gian (khoảng 20h/tuần) hoặc toàn thời gian với tổng thời gian không quá 12 tháng. Nếu làm full time trên 12 tháng, bạn sẽ không được xét duyệt tham gia chương trình thực tập OPT.
Thực tập OPT
OPT (Optional Practical Training) hay còn gọi là Chương trình Thực tập không bắt buộc, với mục đích tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế được làm việc thực tế trong lĩnh vực liên quan đến ngành học của mình. Sinh viên đủ điều kiện có thể tham gia vào chương trình OPT tối đa 12 tháng, cả trước và sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, những sinh viên theo học các ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), có thể được lựa chọn gia hạn thêm 24 tháng.
- Thực tập OPT trước khi tốt nghiệp (Pre-completion OPT): Sau khi đăng ký học toàn thời gian tại một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống Chương trình Sinh viên và Khách trao đổi (SEVP) và đáp ứng điều kiện đã học đủ 12 tháng tại đây. Bạn được quyền làm bán thời gian (dưới 20h/ tuần) trong kỳ học và toàn thời gian khi trong kỳ nghỉ.
- Thực tập OPT sau khi tốt nghiệp (Post-completion OPT): Cho phép sinh viên quốc tế được làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian trong lĩnh vực chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp bạn đã đăng ký thực tập Pre-completion OPT, sau khi tốt nghiệp, thời gian được phép làm việc của bạn sẽ bị khấu trừ . Chẳng hạn bạn đăng ký Pre-completion OPT và làm việc trong ngành tài chính 7 tháng, thì sau khi tốt nghiệp bạn có thể đăng ký chương trình Post-completion OPT và được phép làm việc thêm 5 tháng trong ngành này.
Visa làm việc H1-B
Nếu muốn ở lại làm việc tại Mỹ lâu dài, visa H1-B là lựa chọn dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn không được quyền tự xin visa này mà cần công ty tại Mỹ bảo lãnh. Trong thời gian sở hữu visa H1-B, bạn có thể nộp đơn xin thường trú bằng các loại visa khác. Vì lý do này, thủ tục xét duyệt thị thực này rất nghiêm ngặt và tỷ lệ cạnh tranh cực cao khi chỉ có khoảng 85.000 trường hợp được xét duyệt trong hàng trăm ngàn hồ sơ được nộp mỗi năm. Nếu công ty bảo lãnh của bạn nộp hồ sơ sau khi Sở Di trú đã cấp đủ chỉ tiêu thì cần đợi đến năm sau.
Du học sinh Tham gia thực tập/workpermit khó hay dễ
Thực tập CPT
Du học sinh đến Mỹ theo diện visa F1 khi chưa tốt nghiệp, chỉ đủ điều kiện tham gia chương trình CPT. Dù là chương trình bắt buộc, bạn vẫn phải đáp ứng một vài yêu cầu cụ thể để được Cố vấn sinh quốc tế DSO xét duyệt:
- Sinh viên đã đăng ký học toàn thời gian tại trường và đã học ít nhất 9 tháng tính đến thời điểm nộp đơn xin CPT.
- Phải đóng phí cho nhà trường tương tự như phí tín chỉ
- Phải nộp đơn và được ủy quyền bởi DSO trong SEVIS và bản ủy quyền được in trên Mẫu I-20 của sinh viên.
- Chương trình thực tập CPT phải được hoàn thành trước ngày kết thúc chương trình học được in trên Mẫu I-20.
Thực tập OPT
Dù gọi là Chương trình thực tập không bắt buộc nhưng mọi sinh viên đều mong muốn được tham gia vào chương trình. Bởi bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm làm việc, OPT chính là chiếc vé duy nhất để du học sinh vẫn có thể ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp mà không cần phải đăng ký một khoá học nào khác hay theo học chương trình bậc cao hơn. Điều kiện để đăng ký OPT chính là:
- Công việc thực tập phải liên quan trực tiếp đến ngành học của bạn.
- Bạn phải tìm được việc làm trong vòng 90 ngày sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên nhóm ngành STEM là 150 ngày.
- Nếu lựa chọn Chương trình thực tập OPT sau khi tốt nghiệp, bạn cần đăng ký sớm nhất là 90 ngày trước tốt nghiệp và tối đa là 60 ngày sau khi tốt nghiệp.
- Không cần đóng phí tín chỉ cho trường nhưng phải đóng phí cho Sở di trú và nhập tịch Hoa Kỳ
- Phải nộp đơn và được uỷ quyền bởi bởi Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Khi được cấp OPT, sinh viên cũng sẽ được cấp Giấy phép Làm việc (EAD).
Visa làm việc H1-B
Với quy trình phức tạp, tỷ lệ cạnh tranh cao, nhiều nhà tuyển dụng khá ngần ngại khi tuyển sinh viên quốc tế. Trước hết, để đủ điều kiện nộp đơn xin visa H1-B, bạn và công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận bằng cấp trình độ từ Cử nhân trở lên (được công nhận tại Mỹ)
- Công việc do đương đơn đảm nhận thuộc lĩnh vực đặc thù, chuyên môn cao
- Công ty phải hoàn thành thủ tục khai báo, chứng minh không có công dân Hoa Kỳ nào đủ trình độ để đảm nhận vị trí đó ngoài bạn.
- Công ty phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về tiền lương theo Luật lao động
Du học sinh cần lưu ý gì nếu không muốn bị rơi vào trường hợp bất hợp pháp khi đi làm ?
Nếu bạn là du học sinh và muốn làm việc tại Mỹ, có một số quy định và lưu ý bạn cần tuân thủ để tránh rơi vào tình trạng làm việc bất hợp pháp.
- Tuân Thủ Thời Gian Làm Việc: Nếu bạn tham gia chương trình thực tập OTP hay CPT, hãy đảm bảo chỉ làm việc trong thời gian được phép (thường là tối đa 12 tháng). Khi làm việc bán thời gian, cần tuân thủ yêu cầu làm tối đa 20h/ tuần.
- Tuân thủ Luật lao động: không làm việc cho các doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, trả mức lương thấp hơn quy định tối thiểu. Không chấp nhận làm việc chui hay các công viên phi pháp chỉ trả lương bằng tiền mặt và không được đăng ký như nhân viên chính thức
- Đảm bảo visa của bạn luôn trong tình trạng hợp lệ và cần hiểu rõ hạn chế về loại hình và thời gian làm việc đối với thị thực của bạn. Không làm việc sau khi visa hết hạn hay kỳ thực tập kết thúc.
- Báo cáo thu nhập chính xác: Báo cáo thu nhập của bạn một cách chính xác cho Sở Thuế Vụ (IRS). Sinh viên quốc tế được yêu cầu khai thuế, ngay cả khi họ không có thu nhập. Hãy làm quen với các quy định và thời hạn nộp thuế.
- Giữ liên lạc với Cố vấn sinh viên quốc tế DSO: Trong thời gian thực tập, nếu có bất cứ thay đổi nào về tình trạng việc làm, hãy báo ngay với DSO để được cung cấp hướng dẫn pháp lý liên quan.
Các câu hỏi thường gặp
a. Du học sinh thực tập hưởng lương có cần đóng thuế ?
Câu trả lời là có. Sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ đểu phải nộp thuế đối với mọi khoản thu nhập kiếm được tại đây, bao gồm cả thu nhập từ thực tập. Hầu hết sinh viên F-1 được coi là người nước ngoài không cư trú và phải nộp tờ khai thuế Hoa Kỳ (mẫu 1040-NR) mỗi năm đối với thu nhập có nguồn gốc từ nước sở tại.
b. Du học sinh sử dụng hết thời gian thực tập/ workpermit phải làm gì để tiếp tục ở Mỹ ?
Giấy phép thực tập CPT hay OTP đều có giới hạn thời gian. Sau khi hết thời gian thực tập hay giấy phép lao động (work permit) hết hạn, bạn có thể lựa chọn các hình thức sau để có thể tiếp tục ở lại Mỹ:
– Nộp hồ sơ cho các chương trình thị thực không di dân như thị thực H1-B. Khi đó công ty mà bạn làm việc sẽ đứng ra bảo lãnh và thực hiện mọi thủ tục cần thiết để xin giấy phép lao động mới.
-Tham gia vào một chương trình học mới hoặc học cao hơn.
– Tìm kiểm giải pháp định cư lấy thẻ xanh để sinh sống ở Mỹ
c. Có cơ hội nào để du học sinh định cư nếu được đi làm ?
Du học sinh sau thời gian làm việc tại Mỹ vẫn có cơ hội xin thẻ xanh định cư lên đến 10 năm nếu bạn được công ty bảo lãnh đồng ý nộp đơn xin chuyển đổi tình trạng từ thị thực H1B sang thẻ xanh.
Công ty đứng ra bảo lãnh phải hoàn thành Giấy chứng nhận Lao động PERM, chứng nhận này cần được Bộ Lao động phê duyệt. Sau khi Giấy chứng nhận Lao động PERM được duyệt, nhà tuyển dụng sẽ nộp Đơn xin Nhập cư cho Người lao động Nước ngoài, Mẫu I-140. Sau khi hoàn tất đơn I-140, đương đơn nộp mẫu I-485 để điều chỉnh tình trạng cư trú từ người có thị thực H-1B thành chủ thẻ xanh.
Quá trình này thường kéo dài lên đến nhiều năm và tốn kém không ít, nên các công ty tại Mỹ thường chỉ hỗ trợ cho những nhân viên thật sự xuất sắc và đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp.
Làm gì khi hồ sơ xin thực tập/ workpermit bị USCIS từ chối ?
Nếu hồ sơ xin thực tập hoặc work permit của bạn bị từ chối bởi USCIS, sau đây là những điều bạn nên làm:
- Tìm hiểu lý do bị từ chối: Đầu tiên, bạn cần đọc kỹ thông báo từ USCIS để hiểu rõ lý do hồ sơ bị từ chối. Thông báo này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lý do và có thể hướng dẫn về các bước tiếp theo. Những lý do phổ biến khiến hồ sơ bị từ chối thường là điền sai Mẫu I-765, cung cấp giấy tờ không đầy đủ hay bản thân đương đơn không đủ điều kiện đăng ký xin thực tập hay workpermit.
- Liên Hệ Với Luật Sư: Bạn nên liên hệ với luật sư nhập cư để được tư vấn gửi yêu cầu xem xét lại (request for reconsideration) nếu bạn tin hồ sơ của mình không có lỗi.
- Nộp đơn kháng cáo (appeal) theo quy định của USCIS: Nếu xem xét lại không thành công hoặc không áp dụng trong trường hợp của bạn, bạn có thể nộp đơn kháng cáo, nhưng điều này đòi hỏi quy trình pháp lý và có lẽ sẽ đòi hỏi sự giúp đỡ từ một luật sư chuyên nghiệp.
- Nộp lại đơn: Nếu hồ sơ của bạn bị từ chối do lỗi hồ sơ, hãy đảm bảo cải thiện và giải quyết vấn đề đó trong lần nộp đơn tiếp theo.
Dịch vụ hỗ trợ du học sinh visa thực tập/ work permit của Visa thế giới 24h
Việc xin visa thực tập hay work permit thành công là vô cùng quan trọng bởi nếu không có được visa trong thời gian quy định và tham gia vào thị trường lao động, du học sinh buộc phải rời khỏi Mỹ sau khi học xong. Để đảm bảo việc điền đúng thông tin, cung cấp đủ giấy tờ và đặc biệt không bị USCIS từ chối hồ sơ, việc tìm đến sự hỗ trợ của các luật sự nhập cư là vô cùng cần thiết.
Với 12 năm trong ngành di trú và tư vấn, xử lý hồ sơ, kết nối với nhiều trường Đại học và Trung học tại Mỹ với văn phòng đại diện tại Mỹ, Visa Thế giới 24h đã giúp hàng trăm du học sinh thành công xin được visa thực tập và giấy phép lao động tại Mỹ. Đừng ngần ngại liên hệ Visa thế giới 24h để được đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trọn gói.