Điều đầu tiên bạn băn khoăn khi nghĩ về định cư châu Âu là gì? Có phải bạn đang lo lắng, không biết rằng quốc gia bạn chọn có phù hợp? Hay chí ít rằng lựa chọn này sẽ đảm bảo con đường định cư châu Âu của bạn thành công tốt đẹp?
Chúng tôi thấu hiểu những điều đó, những nỗi sợ thường xuất hiện trong đầu mỗi người, đặc biệt khi họ đứng trước những quyết định mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Tuy nhiên, đây là thời đại của thông tin, quyết định dựa trên những thông tin đúng, đầy đủ và chính xác sẽ giảm thiểu tối đa mọi điều không mong muốn xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể cho điều mà bạn đang bận tâm rằng: Quốc gia nào ở châu Âu dễ định cư nhất?
Tổng quan về định cư châu Âu
Từ năm 1992, 26 quốc gia châu Âu đã ký Hiệp ước Liên minh và tạo ra một cộng đồng kinh tế, chính trị mới. Ngoài việc sử dụng chung một đơn vị tiền tệ, các quốc gia này cũng xóa bỏ việc kiểm tra hộ chiếu của công dân các nước thành viên. Từ đó tạo ra một không gian tự do đi lại cho cư dân và thường trú nhân các nước.
Kể từ đó, các chương trình đầu tư định cư liên tục được hình thành nhằm thu hút nguồn nhân lực, cũng như nguồn lực kinh tế từ bên ngoài vào trong châu Âu.
Điều kiện định cư châu Âu
Việc xem xét bạn có đủ tiêu chuẩn để định cư Châu Âu hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như về tài chính, trình độ học vấn, hay kể cả yêu cầu cá nhân. Bạn hãy tham khảo thêm thông tin trên website đế tìm hiểu thêm hoặc gửi hồ sơ để chúng tôi đánh giá và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Ở mỗi quốc gia sẽ có những yêu cầu khác nhau và dưới đây là những tiêu chuẩn cơ bản để định cư Châu Âu:
- Người nộp đơn phải trên 18 tuổi.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của nguồn tài chính được kê khai và đầu tư.
- Chứng minh không có tiền án, tiền sự.
- Giấy ủy quyền luật sư có chứng thực lãnh sự.
- Thanh toán phí nộp đơn.
- Có giấy khám sức khỏe tại quốc gia đang cư trú.
Định cư Châu Âu gồm những chương trình nào?
Hiện tại, có khá nhiều con đường để bạn định cư Châu Âu gồm du học, làm việc hay đầu tư định cư, việc lựa chọn con đường đúng với khả năng về kinh tế, tình hình thực tế của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, công sức cũng như kết quả. Dưới đây là những chương trình định cư Châu Âu phổ biến và có các điều kiện tương đối “dễ thở”.
Quốc gia nào dễ định cư nhất?
Đây là một câu hỏi thật sự khó để trả lời, chính xác là bởi vì không có quốc gia nào dễ định cư, mà chỉ có quốc gia phù hợp với bạn nhất. Chẳng hạn như những đất nước có chính sách nhập cư khá đơn giản và không yêu cầu quá cao nhưng bù lại họ không có được sự thuận lợi của thiên nhiên, thời tiết hay đó là nơi thiếu tiềm năng để bạn và gia đình an cư lạc nghiệp.
Bên cạnh đó, các quốc gia khu vực châu Âu tuy có thể chung liên minh hay ký kết chung một vài thỏa thuận hợp tác, tuy nhiên, họ vẫn là những cá thể hoàn toàn độc lập về các mặt như kinh tế, chính trị hay tôn giáo. Cũng chính vì vậy, yêu cầu của họ về các chính sách nhập cư cũng hoàn toàn khác biệt.
Định cư châu Âu – Sự hấp dẫn đến từ những quốc gia lớn
Tây Ban Nha với thủ đô Madrid hoa lệ, hay một buổi chiều hoàng hôn lãng mạn ở Paris là một điều gì đó thật sự khó cưỡng lại. Tuy nhiên, cuộc sống ở những quốc gia lớn không lúc nào cũng tuyệt vời. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh, những trường học hàng đầu đi kèm với hệ thống chăm sóc y tế tuyệt vời thì việc đóng thuế chắc hẳn sẽ khiến bạn đau đầu đấy. Bên cạnh đó còn là các chi phí sinh hoạt hằng tháng cao hơn so với những nơi ít tập trung dân cư hơn.
Nếu bạn là một doanh nhân và dự định mở kinh doanh ở Madrid chẳng hạn, hãy chuẩn bị tinh thần để cạnh tranh với vô số doanh nghiệp trong nước có tuổi đời lên tới hàng chục, và có hiểu biết về thị trường của họ tốt hơn bạn.
Một điều nữa là những quốc gia lớn, tuy vẫn có, nhưng họ không đẩy mạnh chính sách nhập cư, dân nhập cư đông sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội cũng như mang lại một số rủi ro khác cho an ninh quốc gia.
Tại sao lựa chọn quốc gia nhỏ lại an toàn hơn?
Ít cạnh trạnh, chi phí sinh hoạt thấp, an toàn và luôn chào đón những người nhập cư mới là những gì ngắn gọn có thể nói về những quốc gia nhỏ, tiêu biểu là Malta, Hy Lạp hay đảo Síp.
Để phát triển nền kinh tế, chính phủ của những quốc gia này đã có một kế hoạch dài hơi nhằm thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, đồng thời cũng tạo điều kiện định cư cho nhà đầu tư và cả gia đình họ.
Không giống như những nước lớn khi mà họ đã có một nền kinh tế khoẻ mạnh, Malta là một quốc đảo nhỏ, hay ở thập kỷ trước, người dân Hy Lạp đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của EU. Chính vì muốn vực dậy nền kinh tế, mọi điều kiện đầu tư ở các quốc gia nhỏ đều đơn giản, nhưng lại đảm bảo trong tay bạn một quyển hộ chiếu vàng.
Sao bạn không thử định cư ở Malta và rồi đi du lịch một vòng Paris nhỉ?
Tìm hiểu thêm định cư châu Âu tại đây.