Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) được thành lập thông qua Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (tiếng Anh: European Economic Area Agreement – EEA Agreement) là một thỏa thuận đưa các quốc gia thành viên EU và ba quốc gia trong EFTA là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất.
Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu EEA
Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu trong tiếng Anh là European Economic Area Agreement – EEA Agreement.
Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) là một thỏa thuận được đưa ra vào năm 1992, nhằm đưa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và ba trong số các quốc gia của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất.
Mục đích của thỏa thuận này là để tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia bằng cách xóa bỏ các rào cản thương mại và áp dụng các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các qui tắc tương tự.
Các nước tham gia Liên Minh EU bao gồm:
Austria, Belgium, Bulgaria, Croatia, Republic of Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain và Sweden.
Các quốc gia EEA bao gồm các quốc gia EU kể trên và bao gồm cả Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Điều này cho phép họ trở thành một phần của thị trường duy nhất của EU.
Thụy Sĩ không phải là thành viên EU hay EEA nhưng là một phần của thị trường đơn lẻ. Điều này có nghĩa là công dân Thụy Sĩ có quyền sống và làm việc ở Vương quốc Anh như các công dân EEA khác.
Đặc điểm Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA)
Thỏa thuận EEA yêu cầu tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU) gồm bốn quyền tự do: quyền tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn, trên phạm vi toàn bộ các quốc gia thành viên.
EEA cũng yêu cầu sự hợp tác trong các lĩnh vực khác như nghiên cứu và phát triển, giáo dục, chính sách xã hội, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, văn hóa du lịch giữa các thành viên, được gọi chung là các “chính sách mạn sườn và bề ngang” (“flanking and horizontal” policies).
Thỏa thuận EEA không yêu cầu tuân thủ các chính sách về nông nghiệp – thủy hải sản chung của EU (mặc dù thỏa thuận có các qui định về các khía cạnh khác nhau của thương mại nông sản và cá), liên minh thuế quan, chính sách thương mại chung, chính sách đối ngoại và an ninh chung, công lí, nội vụ hay các chính sách của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (EMU).
Ngoài ra, 3 quốc gia EFTA tham gia vào Thỏa thuận EEA không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Thỏa thuận EEA và Liên minh châu Âu (EU)
Mặc dù hai khái niệm trên có liên quan chặt chẽ với nhau, EEA và EU về bản chất không giống nhau.
– Thỏa thuận EEA liên quan đến việc tạo ra một thị trường duy nhất và ban hành các luật lệ cần thiết liên quan đến nó. – Liên minh châu Âu (EU) là một tập hợp cả về kinh tế và chính trị.
Tất cả các qui định mà các quốc gia EEA phải tuân thủ được hình thành dựa trên các qui định của Liên minh châu Âu (EU). Hay có nghĩa là các nước EEA / EFTA không thực sự có tiếng nói trong quá trình xây dựng các luật lệ mà các thành viên phải tuân theo.
Các nước EEA cũng phải đóng góp tài chính cho Liên minh châu Âu (EU), khoản yêu cầu đóng góp của các nước này thường nhỏ hơn so với các thành viên EU.
EEA đã tác động thế nào tới nhập cư châu Âu?
Không chỉ riêng các quốc gia thuộc khối châu Âu mà hầu hết các đất nước phát triển khác đều có tỷ lệ sinh thấp, điều này dẫn đến việc các nhà cầm quyền liên tục thúc người nhập cư một phần để mở rộng thị trường vốn, bổ sung nguồn lao động cho thị trường nội địa, đồng thời cũng làm gia tăng tỷ lệ sinh của cả lục địa già.
Một thị trường châu Âu vốn dĩ đã thiếu thốn nhân lực và giá thành thuê mướn cao hơn nhiều so với những người nhập cư có thể làm trong khu chế xuất, những công việc cần lao động phổ thông và dễ dàng chấp nhận mức lương thấp hơn so với lực lượng lao động bản địa.
Bên cạnh đó, Chính phủ một số nước như Cộng hòa Séc, Đức, Hungary đang có nhiều chính sách thu hút người lao động châu Á nhờ kỹ năng, sự cần cù, chăm chỉ cho những công việc như điều dưỡng, xây dựng, y tế… Việc hình thành nên khối thương mại tự do EEA đã cho phép các quốc gia châu Âu có thể san sẻ bớt gánh nặng về thất nghiệp, tạo ra cơ hội cho người dân các khu vực khác nhau có cơ hội làm việc. Đây cũng tạo điều kiện khi ngành nghề của họ theo đuổi không được ưa chuộng ở khu vực này nhưng hoàn toàn có tiềm năng phát triển ở khu vực tự do trong khố