Giới thiệu đất nước Canada

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi Canada bắt nguồn từ kanata trong ngôn ngữ của người Iroquois Saint Lawrence, nghĩa là “làng” hay “khu định cư”. Năm 1535, các cư dân bản địa của khu vực nay là thành phố Québec sử dụng từ này để chỉ đường cho nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đến làng Stadacona. Cartier sau đó sử dụng từ Canada để nói đến không chỉ riêng ngôi làng, mà là toàn bộ khu vực lệ thuộc vào Donnacona (tù trưởng tại Stadacona); đến khoảng năm 1545, các sách và bản đồ tại châu Âu bắt đầu gọi khu vực này là Canada.

Lịch sử hình thành

Lịch sử Canada bắt đầu khi người Da đỏ cổ đại đến vào hàng nghìn năm trước. Các nhóm dân bản địa sinh sống tại Canada trong hàng thiên niên kỷ, với những mạng lưới mậu dịch, tín ngưỡng tinh thần, và phân tầng xã hội riêng biệt. Một số nền văn minh trong số đó lụi tàn từ lâu trước khi có những người châu Âu đầu tiên đến và chúng được phát hiện thông qua nghiên cứu khảo cổ học. Nhiều hiệp ước và điều luật được chế định giữa người định cư châu Âu và dân cư nguyên trú.

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 15, những đoàn thám hiểm của người Pháp và người Anh đã tràn và Canada, rồi sau đó là định cư, dọc theo duyên hải Đại Tây Dương. Đạo luật Canada năm 1982 cắt đứt những tàn dư của sự phụ thuộc tư pháp vào nghị viện Anh Quốc.

Qua nhiều thế kỷ, các yếu tố của phong tục dân cư bản địa, người Pháp, người Anh, và người nhập cư gần đây kết hợp thành văn hóa Canada. Văn hóa Canada cũng chịu ảnh hưởng mạnh của láng giềng là Hoa Kỳ. Canada hiện gồm có mười tỉnh và ba lãnh thổ và sở hữu một chế độ dân chủ nghị viện và một chế độ quân chủ lập hiến với nguyên thủ quốc gia là Elizabeth II.

Địa lý

Canada nằm tại phía bắc Bắc Mỹ (chiếm 41% diện tích lục địa), Canada là một vùng lãnh thổ trải dài rộng lớn, đa dạng tiếp giáp Bắc Thái Bình Dương ở phía tây, Bắc Đại Tây Dương ở phía đông và Bắc Băng Dương ở phía bắc cũng như giáp với Hoa Kỳ ở phía nam và phía tây bắc giáp (Alaska). Phía đông bắc là Greenland nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Newfoundland thuộc Saint Pierre và Miquelon, là một vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp. 

Với diện tích 9.984.670 km2 (đất liền: 9.093.507 km2; nước ngọt: 891.163 km2), so với 3/5 diện tích của Nga hay toàn diện tích của Châu Âu, Canada có phần nhỏ hơn. Về tổng diện tích, Canada lại lớn hơn một chút so với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc; tuy nhiên, Canada đứng thứ tư nếu tính theo diện tích đất liền (tức là tổng diện tích sau khi đã trừ đi diện tích hồ và sông) — với diện tích của Trung Quốc là 9.326.410 km2 và của Hoa Kỳ là 9.161.923 km2.

Giới thiệu nước Canada

Tỉnh bang và vùng lãnh thổ

Tỉnh và lãnh thổ là đơn vị phân cấp hành chính theo hiến pháp Canada. Thời kỳ Liên bang hóa Canada 1867, ba tỉnh bang của Bắc Mỹ thuộc Anh (thời điểm các nước châu Âu đang chiếm đóng một phần của châu Mỹ) là New Brunswick, Nova Scotia và Canada (phân thành Ontario và Québec) đã thống nhất thành quốc gia mới.

Kể từ đó, biên giới ngoại bộ của Canada thay đổi vài lần, và phát triển từ bốn tỉnh bang ban đầu thành mười tỉnh bang và ba lãnh thổ vào năm 1999. Khác biệt lớn nhất giữa một tỉnh bang và một vùng lãnh thổ tại Canada là các tỉnh bang nhận được quyền lực và quyền uy trực tiếp từ Đạo luật Hiến pháp năm 1867 trong khu vực quản hạt, trong khi các lãnh thổ nhận ủy nhiệm và quyền lực từ chính phủ liên bang. Theo thuyết hiến pháp Canada hiện đại, các tỉnh bang được xem là những khu vực cộng chủ quyền, và mỗi tỉnh bang có quân chủ riêng, do phó thống đốc đại diện, còn các lãnh thổ không có chủ quyền, song là bộ phận của vương quốc liên bang, và có một ủy viên.

Kinh tế

Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (tính theo giá trị đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường), và là một trong các quốc gia giàu nhất trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm tám quốc gia phát triển (G8).

Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh tế của quốc gia này. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành trọng yếu của vùng lãnh thổ. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô – xe máy là đặc biệt quan trọng nhất.

Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn mô hình sản xuất. Tại thời điểm tháng 10 năm 2007, Canada có tỉ lệ thất nghiệp là 5,9%, thấp nhất trong 33 năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh là khác nhau từ thấp nhất là 3,6% ở Alberta cho đến cao nhất là 14,6% ở Newfoundland và Labrador.

Thương mại quốc tế đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng 76% xuất khẩu và 65% nhập khẩu trong năm 2007 của Canada. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada lớn thứ 8 trong tất cả các quốc gia trên thế giới trong năm 2006.

Giới thiệu nước Canada

Chính trị

Canada có một hệ thống nghị viện trong khuôn khổ chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quân chủ của Canada là nền tảng của các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quân chủ của Canada là Nữ vương Elizabeth II, bà cũng đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia của 15 quốc gia khác và là nguyên thủ của mỗi tỉnh tại Canada. Đại diện cho Nữ vương là Toàn quyền Canada, người này thực hiện hầu hết các chức trách của quân chủ liên bang tại Canada.

Các nhân vật quân chủ và phó quân chủ bị hạn chế trong việc tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực cai trị. Trong thực tế, họ sử dụng các quyền hành pháp theo chỉ dẫn của Nội các, đây là một hội đồng gồm các bộ trưởng của Vương quốc chịu trách nhiệm trước Nghị viện, do Thủ tướng Canada lựa chọn và đứng đầu, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng hiện tại là ông Justin Trudeau)

Nhân khẩu

Điều tra dân số Canada năm 2016 đưa ra số liệu tổng dân số là 35.151.728 người, tăng khoảng 5% so với số liệu năm 2011 trong đó: đông đảo nhất là người Canada (chiếm 32% dân số), tiếp theo là người Anh (18,3%), người Scotland (13,9%), người Pháp (13,6%), người Ailen (13,4%), người Đức (9,6%), người Trung Quốc (5,1%), Ý (4,6%), người Dân tộc thứ nhất (4,4%), người Ấn Độ (4.0%) và người Ukraina (3.9%) . Có 600 nhóm Dân tộc được công nhận, với tổng số 1.172.790 người.

Giáo dục

Các tỉnh và lãnh thổ của Canada chịu trách nhiệm về giáo dục. Độ tuổi bắt buộc đến trường có phạm vi từ 5–7 đến 16–18 tuổi, đóng góp vào tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 99%. Năm 2011, 88% người trưởng thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình độ tương đương tốt nghiệp trung học, trong khi tỷ lệ chung của OECD là 74%. Năm 2002, 43% người Canada từ 25 đến 64 tuổi đều tham gia các bậc giáo dục sau trung học; trong độ tuổi từ 25 đến 34, tỷ lệ giáo dục sau trung học đạt 51%. Theo một báo cáo của NBC năm 2012, Canada là quốc gia có tỷ lệ được giáo dục cao nhất trên thế giới.

Giới thiệu nước Canada

Ngôn ngữ

Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, theo điều 16 của Hiến chương Canada về Quyền lợi và Tự do và Đạo luật ngôn ngữ chính thức của Liên bang. Chính phủ Canada công nhận song ngữ là ngôn ngữ chính thức thông qua Uỷ viên hội đồng các ngôn ngữ. Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang. Các công dân có quyền hạn, và quyền lợi ngang nhau, nhận các dịch vụ của chính phủ liên bang dù cho họ sử dụng tiếng Anh hay Pháp. Các ngôn ngữ thiểu số của các cộng đồng nhỏ hơn cũng được gìn giữ và bảo hộ.

Văn hóa

Văn hóa Canada chịu ảnh hưởng của rất nhiều dân tộc, bên cạnh đó các chính sách nhằm thúc đẩy đa nguyên văn hóa được bảo vệ theo hiến pháp. Québec là nơi có bản sắc mạnh hóa mạnh, và nhiều nhà bình luận nói tiếng Pháp. Ở Quebec, họ miêu tả về một văn hóa Canada của những người nói tiếng Pháp khác biệt với văn hóa Canada Anh ngữ.

Tuy vậy, nếu xét về tổng thể, Canada vẫn là một tập hợp đồng nhất của các nền văn hóa đa sắc tộc, đa màu da, đa ngôn ngữ bên cạnh đó còn là những nền văn hóa của vài tiểu văn hóa vùng miền, thổ dân, và dân tộc.

Các chính sách của chính phủ như tài trợ công khai chăm sóc sức khỏe, áp thuế cao hơn để tái phân phối của cải, xóa bỏ tử hình, những nỗ lực mạnh mẽ nhằm loại trừ nghèo khổ, kiểm soát súng nghiêm ngặt, và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính là những khẳng định mạnh mẽ cho các giá trị chính trị và văn hóa Canada.

Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và các cộng đồng thổ dân. Thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật và âm nhạc, các dân tộc thổ dân tiếp tục có ảnh hưởng đến bản sắc của người Canada.

Bài viết liên quan