Khu vực Schengen ở đâu
Khu vực Schengen trải dài trên bản đồ châu Âu. Dưới đây là một hình ảnh minh họa về khu vực Schengen trên bản đồ:
Vùng màu xanh lam trên bản đồ đại diện cho các quốc gia Schengen. Như bạn có thể thấy, khu vực này bao gồm các quốc gia từ phía tây của châu Âu như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, kéo dài qua châu Âu trung tâm và đến các quốc gia phía đông như Ba Lan và Hungary. Thụy Sĩ, mặc dù không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng cũng tham gia khu vực Schengen.
Khối Schengen gồm những Quốc Gia nào?
Hiện tại, khu vực Schengen bao gồm 26 quốc gia châu Âu khác nhau. Dưới đây là danh sách các quốc gia Schengen:
- Áo (Austria)
- Bỉ (Belgium)
- Cộng hòa Séc (Czech Republic)
- Đan Mạch (Denmark)
- Estonia
- Phần Lan (Finland)
- Pháp (France)
- Đức (Germany)
- Hy Lạp (Greece)
- Hungary
- Iceland
- Ít-a-li-a (Italy)
- Latvia
- Liechtenstein
- Lithuania
- Luxembourg
- Malta
- Hà Lan (Netherlands)
- Na Uy (Norway)
- Ba Lan (Poland)
- Bồ Đào Nha (Portugal)
- Slovakia
- Slovenia
- Tây Ban Nha (Spain)
- Thụy Điển (Sweden)
- Thụy Sĩ (Switzerland)
Các quốc gia này đã ký kết hiệp định Schengen, cho phép tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên mà không cần kiểm soát biên giới.
Visa Schengen là gì?
Visa Schengen hay còn gọi là visa châu Âu là loại visa lưu trú ngắn hạn cho phép bạn nhập cảnh và tự do đi lại trong 26 nước thuộc khối Schengen như vừa nêu ở trên, mỗi lần lưu trú tối đa 90 ngày cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh. Ngoại trừ việc một số quốc gia có những hạn chế riêng về các khu vực chuyên biệt, còn lại, bạn có thể sử dụng loại visa này cho tất cả các quốc gia thành viên. Chính điều này đã biến Visa Schengen trở thành loại visa quyền lực nhất thế giới.
Tuy nhiên, nếu bạn dự định học tập, làm việc hoặc sinh sống tại một trong các quốc gia thuộc khối Schengen trong hơn 90 ngày, bạn cần xin visa quốc gia của quốc gia châu Âu đó chứ không phải visa Schengen.
Khi nào cần Visa Schengen để được vào Châu Âu?
Khu vực miễn thị thực Schengen là một khu vực trong Liên minh châu Âu mà các quốc gia thành viên đã thỏa thuận loại bỏ kiểm soát biên giới nội bộ và áp dụng một chính sách thị thực chung. Khi đó, nếu bạn có thực Schengen từ một quốc gia thành viên, bạn có thể tự do di chuyển đến bất kỳ quốc gia thành viên Schengen nào mà không cần phải kiểm tra lại thị thực.
Việt Nam là quốc gia không thuộc khu vực miễn thị thực Schengen, bạn phải xin thị thực trước khi đến châu Âu. Quy trình xin thị thực gồm: nộp đơn xin thị thực kèm các tài liệu cần thiết, chờ đợi và phỏng vấn tại lãnh sự quán của quốc gia Schengen tại Việt Nam.
Nếu được cấp visa, bạn có thể được nhập cảnh vào một trong các quốc gia thành viên Schengen, và sau đó có thể tự do di chuyển đến các quốc gia thành viên khác trong khu vực Schengen mà không cần phải kiểm tra lại thị thực.
Những Quốc Gia Châu Âu nào cấp Visa Schengen?
Một số quốc gia không thuộc Khu vực Schengen có chính sách cho phép công dân từ các quốc gia không thuộc Schengen nhập cảnh và lưu trú trên lãnh thổ của họ nếu họ có visa Schengen nhập cảnh nhiều lần hợp lệ. Nhờ đặc cách này, bạn có thể sử dụng visa Schengen để du lịch các quốc gia này mà không cần xin thêm visa riêng cho từng quốc gia.
16 quốc gia không thuộc Khu vực Schengen bao gồm:
- Albania
- Antigua và Barbuda
- Belarus
- Bosnia và Herzegovina
- Bulgaria
- Colombia
- Bắc Síp
- Georgia
- Kosovo
- Mexico
- Montenegro
- Bắc Macedonia (Cộng hòa Bắc Macedonia trước đây)
- Romania
- Sao Tome và Principe
- Serbia
- Thổ Nhĩ Kỳ
Chính sách này có thể thay đổi và điều kiện có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Vì vậy, trước khi đi du lịch hoặc tham quan các quốc gia này, bạn nên kiểm tra thông tin cập nhật từ lãnh sự quán của từng quốc gia để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định nhập cảnh và lưu trú nhé.
Visa Schengen có bao nhiêu loại?
Lãnh sự quán Schengen có thể cấp các loại visa khác nhau tùy thuộc vào lý do và tần suất chuyến thăm của bạn như: Visa nhập cảnh một lần (Single-entry visa), Visa nhập cảnh hai lần (Double-entry visa), Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple-entry visa).
Thời gian hiệu lực của visa (số ngày bạn được phép lưu trú trong khu vực Schengen) sẽ được quyết định bởi lãnh sự quán Schengen dựa trên lý do và thông tin bạn đã cung cấp trong đơn xin visa.
Visa Schengen ngắn hạn còn được gọi là visa Uniform Schengen, bao gồm các loại visa A, B và C. Loại visa này cho phép bạn quá cảnh tại sân bay và lưu trú trong bất kỳ quốc gia nào trong Khu vực Schengen trong tối đa 90 ngày trong vòng 6 tháng. Đây là loại visa phổ biến nhất và thích hợp cho bạn đi du lịch châu Âu trong thời gian ngắn.
Visa Schengen loại A hoặc visa quá cảnh sân bay
Visa Schengen loại A là visa quá cảnh, cho phép du khách lưu trú lại 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi đi đến nước thứ 3 và KHÔNG ĐƯỢC rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Lưu ý là loại visa này hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam. Vậy nên, nếu bạn muốn quá cảnh ở một quốc gia Schengen, bạn cần xin visa loại C.
Visa Schengen loại B
Visa Schengen loại B là một loại visa đặc biệt được sử dụng cho các chuyến đi kéo dài dưới 5 ngày. Tuy nhiên, từ tháng 2 năm 2020, loại visa Schengen B đã được thay thế bởi visa loại C với điều kiện “quá cảnh” (transit visa).
Visa Schengen loại C
Visa Schengen loại C là thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng 6 tháng sau khi được cấp visa. Ngay khi bạn nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa đã được tính rồi nhé. Bạn có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân hay quá cảnh.
Visa Schengen loại D
Visa Schengen Loại D là một loại visa dài hạn được cấp cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp phép cư trú trong khu vực Schengen. Loại visa này có hiệu lực kéo dài lên đến 180 ngày trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào quy định cụ thể của Schengen.
Đối với mục đích học tập, bạn có thể xin visa Schengen Loại D để theo học tại một trường đại học, trường nghệ thuật hoặc trường học khác trong khu vực Schengen.
Đối với mục đích nghiên cứu hoặc công tác, bạn có thể xin visa Loại D để tham gia vào các dự án nghiên cứu, chương trình đào tạo, hoặc công việc tại một tổ chức, công ty, hay viện nghiên cứu trong khu vực Schengen.
Để xin được visa Schengen Loại D, bạn sẽ cần cung cấp các tài liệu và thông tin bổ sung để chứng minh mục đích và điều kiện hợp lệ cho việc lưu trú dài hạn trong khu vực Schengen.
Quy trình và yêu cầu cụ thể ra sao, bạn có thể liên hệ Visa Thế Giới 24h để có thêm nhiều thông tin chi tiết và được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ trong suốt quá trình xin visa Schengen Loại D nhé.
Visa nhập cảnh một lần (in số “1” trên tấm dán visa)
Nếu chỉ đến Châu Âu để đi du lịch hay thăm người thân, với lịch trình gói gọn trong các quốc gia Schengen, thì bạn chỉ cần xin visa nhập cảnh một lần là được.
Khi bạn có visa Schengen một lần (single-entry visa), bạn chỉ được phép nhập cảnh vào Khu vực Schengen một lần duy nhất. Sau khi bạn rời khỏi khu vực Schengen, dù thời hạn visa của bạn chưa kết thúc, hiệu lực của visa sẽ chấm dứt.
Do đó, nếu bạn dự định rời khỏi Khu vực Schengen và sau đó muốn quay lại, bạn sẽ cần xin một visa mới hoặc loại visa khác phù hợp hơn.
Visa nhập cảnh hai lần (in số “2” trên tấm dán visa)
Tương tự như single-entry visa, visa Schengen hai lần (double-entry visa) cho phép bạn nhập cảnh vào Khu vực Schengen hai lần trong thời gian hiệu lực của visa. Bạn có thể rời khỏi Khu vực Schengen và nhập cảnh lại một lần nữa trong khoảng thời gian đó.
Khi bạn rời khỏi Khu vực Schengen lần thứ hai, thì thời hạn hiệu lực của visa sẽ hết, đây là loại visa thông dụng dành cho người cần quá cảnh 2 lần ở một nước Schengen. Sau đó, nếu bạn muốn tiếp tục nhập cảnh vào Khu vực Schengen bạn sẽ cần xin một visa mới hoặc loại visa khác phù hợp hơn, ví dụ như: Visa nhập cảnh nhiều lần.
Visa nhập cảnh nhiều lần (in chữ “MULT” trên tấm dán visa)
Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple-entry visa) cho phép bạn nhập cảnh và xuất cảnh bao nhiêu lần tùy ý. Visa này có giá trị tối đa là 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày.
Visa nhập cảnh nhiều lần được chia thành nhiều loại khác nhau như:
Visa Schengen 1 năm, 3 năm và 5 năm
Khi sở hữu visa Schengen 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm, bạn có thể nhập cảnh nhiều lần vào khối Schengen trong thời gian tương ứng miễn sao thời gian lưu trú của mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày/180 ngày. Dù tiện lợi, nhưng thủ tục làm Visa Schengen dạng này thường không đơn giản. Có một lưu ý là bạn cần sở hữu ít nhất 1 visa nhập cảnh 2 lần trước khi làm thủ tục xin visa Schengen dài hạn.
Visa Schengen trọn đời
Visa Schengen trọn đời hay còn được biết đến với tên gọi Thẻ doanh nhân GRC. Cũng giống với tên gọi, điều kiện để bạn sở hữu được loại visa đặc biệt này là trở thành một doanh nhân châu Âu thực thụ. Tuy nhiên, để vượt qua “vòng loại” bạn phải chứng minh được đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm quản lý kinh doanh, tài chính tại Việt Nam và một số yêu cầu khác liên quan đến an ninh quốc gia của nơi bạn muốn đặt chân đến.
Đổi lại, bạn sở hữu trong tay những quyền hạn chưa từng có. Ngoài việc được tự do đi lại giữa 26 nước thuộc khối Schengen như các loại visa kể trên, bạn còn sở hữu cơ hội định cư châu Âu và lấy quốc tịch cho gia đình 3 thế hệ gồm cha mẹ, vợ/chồng, con cái. Với điều này, cả gia đình bạn sẽ được hưởng “trọn gói” các ưu đãi về an sinh xã hội như các loại bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi hay miễn phí giáo dục đối với con cái.
Đâu là Quốc Gia dễ xin Visa Schengen ngắn hạn nhất?
Hiện nay, tại Việt Nam, bạn có thể xin Visa châu Âu thông qua quốc gia Pháp, Hà Lan, Ý hoặc Tây Ban Nha được coi là dễ dàng hơn cả vì không cần người bảo lãnh.
Tuy nhiên, bạn cần căn cứ vào lịch trình du lịch Châu Âu để xin visa. Ví dụ, bạn xin visa Schengen vào Pháp mà trong lịch trình không đến Pháp thì không được duyệt. Hoặc bạn cũng xin visa Schengen vào Pháp mà chỉ ở Pháp 1 ngày trong chuyến đi thì bạn cũng sẽ không được duyệt visa.
Thời hạn của Visa Schengen
Loại visa phổ biến nhất được cấp cho khách du lịch có thể đạt tối đa 90 ngày trong mỗi khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Nếu bạn là người thường xuyên đi du lịch châu Âu, bạn có thể nộp đơn xin visa Schengen có thời hạn lên đến 5 năm,.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng: bạn không thể ở trong Khu vực Schengen quá 90 ngày trong vòng 180 ngày ngay cả khi bạn có visa nhập cảnh nhiều lần vào châu Âu có giá trị tới 5 năm.
Quy tắc ngày 90/180 của khu vực Schengen
Quy tắc ngày 90/180 áp dụng cho toàn bộ Khu vực Schengen và không phụ thuộc vào từng quốc gia thành viên cụ thể. Bạn không thể lưu trú 90 ngày trong mỗi quốc gia Schengen khác nhau, mà là tổng số ngày lưu trú trong toàn bộ Khu vực Schengen không được vượt quá 90 ngày trong vòng 180 ngày.
Đây là một quy định quan trọng mà bạn cần tuân thủ khi lưu trú và đi du lịch trong Khu vực Schengen để tránh vi phạm và các vấn pháp lý có thể xảy ra.
Phần quy tắc 90 ngày của khu vực Schengen
Bạn chỉ được phép ở lại Khu vực Schengen trong 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Ví dụ: bạn nhập cảnh đến Khu vực Schengen vào ngày 1 tháng 6 năm 2023, theo dương lịch bạn tính đúng 90 ngày kể từ ngày bạn nhập cảnh, vậy bạn sẽ được ở Schengen cho đến ngày 29 tháng 8 năm 2023.
Phần quy tắc 180 ngày của khu vực Schengen
Ví dụ:
- Nếu bạn nhập cảnh vào Khu vực Schengen vào ngày 1/1/2023 và lưu trú liên tục trong 90 ngày, thì ngày cuối cùng mà bạn có thể lưu trú là ngày 31/3/2023.
- Sau khi bạn lưu trú trong 90 ngày, bạn sẽ không được phép lưu trú bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2023 đến ngày 28/6/2023 (tổng cộng 90 ngày tiếp theo).
Hồ sơ xin Visa Schengen bao gồm những gì?
Hồ sơ xin visa Schengen lưu trú ngắn hạn hoàn chỉnh bao gồm những giấy tờ bắt buộc sau đây:
- Mẫu đơn xin thị thực Schengen.
- Hai ảnh 35x45mm được chụp trong vòng 3 tháng gần nhất.
- Passport hợp lệ còn hơn ba tháng cho đến khi hết hạn và Passport cũ có visa trước đây trên đó, nếu có. Tốt nhất là Passport còn 2 trang trống để dán thị thực.
- Xuất trình mã đặt vé máy bay khứ hồi hoặc lịch trình của bạn có đề cập ngày và số hiệu chuyến bay, kèm ngày nhập cảnh và xuất cảnh khỏi Schengen.
- Cung cấp thông tin về nơi ở của bạn trong suốt thời gian ở Schengen gồm: mã đặt phòng khách sạn, hợp đồng thuê nhà, thư mời từ chủ nhà mà bạn sẽ.
- Bằng chứng bạn đã trả phí xin visa là 80 Euro hoặc 40 Euro cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.
- Bằng chứng rằng bạn có bảo hiểm du lịch và bảo hiểm y tế chi trả cho bạn chi phí y tế lên tới 30,000 Euro.
Bằng chứng về phương tiện tài chính
Giấy tờ chứng minh bạn có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho các chi phí của chuyến đi trong khu vực Schengen:
- Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất
- Chứng minh số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, phiếu lương 3 tháng gần nhất
- Xác nhận mức lương của người sử dụng lao động bản chính và bản photo
- Thư của người bảo trợ xác nhận rằng họ sẽ hỗ trợ tài chính cho chuyến đi của bạn đến Schengen. Để thư này có hiệu lực, nó phải được gửi kèm theo một bản sao kê ngân hàng không quá 3 tháng của người bảo lãnh.
Bằng chứng về việc làm được quy định
Đối với nhân viên của một công ty hoặc cơ quan:
- Hợp đồng lao động.
- Sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất.
- Giấy nghỉ phép từ nhà tuyển dụng.
- Tờ khai thuế thu nhập hoặc Giấy chứng nhận thuế thu nhập được khấu trừ tại nguồn lương.
Đối với người tự kinh doanh:
- Bản sao giấy phép kinh doanh của bạn.
- Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 6 tháng gần nhất.
- Tờ khai thuế thu nhập.
Đối với sinh viên:
- Giấy chứng nhận sinh viên của trường.
- Thư chấp thuận từ trường.
Đối với người về hưu:
- Sao kê lương hưu 6 tháng gần nhất.
- Nếu thất nghiệp và kết hôn với một công dân EU:
- Thư xác nhận việc làm không quá 3 tháng từ người sử dụng lao động của vợ/chồng của họ nêu rõ vị trí được giữ trong công ty cũng như ngày bắt đầu.
- Passport hợp lệ của vợ hoặc chồng.
- Giấy chứng nhận kết hôn chính thức.
Ngoài những giấy tờ trên, một cuộc phỏng vấn có thể được yêu cầu bất cứ lúc nào, vì vậy bạn hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ yêu cầu và cả về mặt tinh thần nữa nhé.
Trẻ em cần chuẩn bị Giấy Tờ Gì Khi Xin Visa Schengen
Cha mẹ xin visa Schengen đi kèm trẻ vị thành niên phải nộp thêm một số giấy tờ sau đây:
- Giấy khai sinh của trẻ vị thành niên.
- Mẫu đơn có chữ ký của cả cha và mẹ.
- Lệnh từ tòa án gia đình – trong trường hợp chỉ có một phụ huynh có toàn quyền giám hộ đứa trẻ.
- Bản sao công chứng căn cước công dân hoặc passport của cả cha và mẹ.
- Giấy ủy quyền của cha mẹ, có công chứng nếu trẻ vị thành niên đi du lịch một mình.
Hỏi đáp về visa Schegen
Có Cần Phỏng Vấn Khi Xin Visa Schengen Không?
Đa phần bạn sẽ không phải trả lời phỏng vấn khi nộp hồ sơ xin visa Schengen. Trong trường hợp hồ sơ của bạn có điều gì đó không rõ ràng, có thể bạn sẽ được gọi phỏng vấn để lãnh sự quán tìm hiểu thêm về mục đích của chuyến đi, kế hoạch lưu trú và các thông tin liên quan khác,…
Thời Gian Xét Duyệt Visa Schengen bao lâu
Lãnh sự quán sẽ trả lời trong 10 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp đơn, đây là thời gian cần thiết để xử lý tất cả các tài liệu và yêu cầu của khách du lịch.
Có thể mất đến 2 tháng nếu có điều gì đó chưa ổn với từng trường hợp, hoặc có tình huống chính trị bất thường nào đang diễn ra.
Ngoài ra, thời gian sớm nhất bạn có thể nộp đơn xin visa du lịch vào Khu vực Schengen là 3 tháng trước chuyến đi của bạn.
Nộp Hồ Sơ Xin Visa Schengen Ở Đâu?
Trước khi xin Visa châu Âu bạn nên suy nghĩ xem sẽ phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước nào. Cách xác định như sau:
Nếu bạn chỉ đến 1 nước trong khối Schengen thì tới cơ quan đại diện của nước đó để xin cấp visa.
Nếu hành trình của bạn đi qua nhiều nước của Schengen thì phải xin cấp Visa tại cơ quan đại diện của quốc gia mà bạn sẽ lưu trú lâu nhất (nước đến chính trong chuyến đi)
Nếu chưa thể xác định rõ ràng nơi lưu trú chính thì bạn cần xin Visa tại cơ quan đại diện của nước đầu tiên bạn sẽ đặt chân đến.
Qua những thông tin và hướng dẫn xin visa Schengen như trên, Visa Thế Giới 24 mong rằng bạn sẽ tự tin hơn để sẵn sàng thực hiện một chuyến du lịch Châu Âu trong thời gian sớm nhẩt nhe. Chúc bạn thành công.