Visa Schengen hay Visa châu Âu còn được biết đến là loại Visa quyền lực nhất trên thế giới với quyền đi lại không giới hạn lên đến 26 quốc gia châu Âu. Vậy Visa Schengen có mấy loại? Và xin Visa Schengen ở quốc gia nào là dễ dàng nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ngay sau đây.
Visa Schengen là gì?
Visa Schengen hay còn gọi là visa châu Âu là loại visa cho phép các cá nhân nhập cảnh và tự do đi lại trong 26 nước thuộc khối Schengen như vừa nêu ở trên. Ngoại trừ việc một số quốc gia có những hạn chế riêng về các khu vực chuyên biệt, còn lại, bạn có thể sử dụng loại visa này cho tất cả các quốc gia thành viên. Chính điều này đã biến Visa Schengen trở thành loại visa quyền lực nhất thế giới.
Visa Schengen có thể đến bao nhiêu nước?
Khi sở hữu visa Schengen, bạn có quyền đi lại giữa 26 quốc gia Schengen bao gồm: Bỉ, Áo, Cộng hòa Séc, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Estonia, Pháp, Hy Lạp, Iceland, Hungary, Ý, Lithuania, Latvia, Luxembourh, Litva, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Slovakia và Slovenia.
Nên xin Visa Schengen nước nào dễ nhất?
Tại Việt Nam hiện nay, xin Visa Schengen thông qua quốc gia Pháp, Hà Lan, Ý hoặc Tây Ban Nha được coi là dễ dàng hơn cả vì không cần người bảo lãnh.
Có mấy loại visa Schengen?
Có 3 loại visa Schengen chính là A, D và C. Nếu bạn đi Châu Âu với mục đích du lịch thì chỉ có loại A và loại C.
Visa Schengen loại A
Visa Schengen loại A là visa quá cảnh, cho phép du khách lưu trú lại 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi đi đến nước thứ 3 và KHÔNG ĐƯỢC rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Lưu ý là loại visa này hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam. Vậy nên nếu muốn quá cảnh ở một quốc gia Schengen, bạn cần xin visa loại C.
Visa Schengen loại C
Visa Schengen loại C là thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong vào 6 tháng sau khi được cấp visa. Ngay khi bạn nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa đã được tính rồi nhé. Bạn có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân hay quá cảnh.
Visa Schengen loại D
Visa Schengen Loại D là thị thực dài hạn, có hiệu lực đến tận 180 ngày. Visa này nhằm hỗ trợ cho mực đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp giấy phép cư trú.
Xin visa Schengen theo số lần nhập cảnh
Visa Schengen nhập cảnh 1 lần
Nếu chỉ đến Châu Âu để đi du lịch hay thăm người thân, với lịch trình gói gọn trong các quốc gia Schengen, thì bạn chỉ cần xin visa nhập cảnh một lần là được. Sau khi rời khỏi lãnh thổ Schengen, bạn sẽ không thể nhập cảnh lần 2 bằng visa này mà phải xin visa mới, dù cho visa cũ còn thời hạn hiệu lực hay không.
Visa Schengen nhập cảnh 2 lần
Đây là loại visa thông dụng dành cho người cần quá cảnh 2 lần (chiều đi và chiều về) ở một nước Schengen, cho phép bạn bạn nhập cảnh tối đa 2 lần vào 1 trong 26 quốc gia thuộc khối này.
Visa Schengen 1 năm, 3 năm & 5 năm
Khi sở hữu visa Schengen 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm, bạn có thể nhập cảnh nhiều lần vào khối Schengen trong thời gian tương ứng miễn sao thời gian lưu trú của mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày/180 ngày. Dù tiện lợi nhưng thủ tục làm Visa Schengen dạng này thường không đơn giản. Có một lưu ý là bạn cần sở hữu ích nhất 1 visa nhập cảnh 2 lần trước khi làm thủ tục xin visa schengen dài hạn.
Visa Schengen trọn đời
Visa Schengen trọn đời hay còn được biết đến với tên gọi Thẻ doanh nhân GRC. Cũng giống với tên gọi, điều kiện để bạn sở hữu được loại visa đặc biệt này là trở thành một doanh nhân châu Âu thực thụ. Tuy nhiên, để vượt qua “vòng loại” bạn phải chứng minh được đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm quản lý kinh doanh, tài chính tại Việt Nam và một số yêu cầu khác liên quan đến an ninh quốc gia của nơi bạn muốn đặt chân đến.
Đổi lại, bạn sở hữu trong tay những quyền hạn chưa từng có. Ngoài việc được tự do đi lại giữa 26 nước thuộc khối Schengen như các loại visa kể trên, bạn còn sở hữu cơ hội định cư châu Âu và lấy quốc tịch cho gia đình 3 thế hệ gồm cha mẹ, vợ/chồng, con cái. Với điều này, cả gia đình bạn sẽ được hưởng “trọn gói” các ưu đãi về an sinh xã hội như các loại bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi hay miễn phí giáo dục đối với con cái.
Tìm hiểu thêm định cư châu Âu tại đây.