Việc nhu cầu sở hữu hai quốc tịch tăng đột biến trong những năm gần đây là hệ quả tất yếu của sự biến động chính trị, chiến tranh hay bệnh dịch hoành hành khắp nơi trên thế giới. Cũng vì lý do đó, chuẩn bị cho bản thân và gia đình một “Kế hoạch B” sẽ là một phương án dự trù an toàn, và một trong số những kế hoạch đó mang tên: Song tịch.
Theo Luật Quốc tịch, kể từ ngày 24/6/2014, công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài được phép giữ quốc tịch Việt Nam.
Lợi ích nào của việc sở hữu hai quốc tịch?
“Kế hoạch B hoàn hảo”
Đó là tựa đề của nhiều bài báo nước ngoài khi nhắc về nhu cầu sở hữu hai quốc tịch của nhiều người dân, điều đó đã nói lên một sự thật rằng không chỉ riêng ở Việt Nam mà đây là một xu hướng trên toàn cầu.
Việc sở hữu một lúc hai quốc tịch cho phép họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc di dân hay tị nạn, đồng thời sở hữu những đặc quyền mà quan trọng hơn cả trong số đó là nhận được sự bảo vệ cùng một lúc của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, có một lúc 2 quyển passport còn làm gia tăng số quốc gia miễn visa của bạn lên hơn 190 nước.
Có nhiều lựa chọn hơn cho giáo dục và y tế
Ở mỗi quốc gia sẽ có những điểm mạnh riêng về nền giáo dục, nếu như nhắc đến Ý là cái nôi của Nghệ thuật, Pháp là nơi đào tạo Kỹ sư hóa học hàng đầu thì chúng ta còn có Hungary hay Phần Lan chuyên đào tạo ra những con người đứng đầu ngành Y học.
Khi sở hữu quốc tịch của những nước phát triển, bạn và con cái không những được tiếp cận với các nền giáo dục hiện đại, mà còn có thể tự do lựa chọn đâu là nơi tốt nhất và phù hợp nhất với định hướng tương lai của mình.
Bên cạnh đó còn là hệ thống y tế hay các dịch vụ công đảm bảo cho bạn và gia đình được chăm sóc sức khỏe toàn diện và hoàn toàn miễn phí.
Tiềm năng phát triển sự nghiệp
Đối với những cá nhân, mong muốn được phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp và hiện đại thì đây là một tấm vé giúp bạn thỏa mãn được ước mơ này. Sở hữu hai quốc tịch, giúp bạn có thêm cơ hội được tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức với nhiều cá nhân, tổ chức hàng đầu trên thế giới.
Những hạn chế của việc sở hữu hai quốc tịch
Khả năng hòa nhập
Hòa nhập là một điều chắc chắn mà bạn phải đối diện khi chuyển đổi sang một môi trường mới, có thể là việc chuyển đến một ngôi trường, công ty mới mà cụ thể ở đây là một đất nước mới. Khả năng hòa nhập đối với mỗi người sẽ khác nhau, có người vài tháng nhưng cũng có người vài năm. Một đất nước mới sẽ có rất nhiều phong tục, tập quán của họ mà bạn cần phải hòa nhập. Tuy nhiên rào cản về ngôn ngữ, văn hóa khác nhau khiến bước đầu bạn sẽ có chút khó khăn. Vì vậy trước khi tới và sinh sống, bạn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng. Quan trọng hơn, bạn nên trang bị cho mình vốn ngôn ngữ cơ bản của đất nước đó để dễ dàng hơn trong giao tiếp.
Thực hiện nghĩa vụ của công dân
Khi bạn sở hữu một lúc 2 quốc tịch và đã trở thành công dân của một nước khác, đồng nghĩa với việc bạn phải tuân thủ các điều kiện về xã hội, chính trị của nước này cùng một lúc cả 2 quốc gia. Bên cạnh đó, bạn cũng phải hoàn thành tốt nghĩa vụ của một công dân: khai báo thuế, lưu trú…
Làm thế nào để tôi có thể sở hữu hai quốc tịch?
Hiện nay, có rất nhiều các chương trình đầu tư định cư trong đó cho phép nhà đầu tư và gia đình sở hữu cùng một lúc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, việc trở thành công dân của một quốc gia cũng cần có những điều kiện quyết định, bạn cần chứng minh cho chính phủ nước đó rằng bạn có đủ sức khỏe, có khả năng tạo ra của cải hay ít nhất là không trở thành gánh nặng của quỹ an sinh xã hội. Phần dưới đây sẽ đề cập đến một số chương trình đầu tư định cư châu Âu sở hữu hai quốc tịch phổ biến.
Thường trú nhân Bồ Đào Nha
Mức đầu tư Tối thiểu từ 7,4 tỷ đồng (280.000EUR)
Mục đích chương trình Lấy quyền cư trú Bồ Đào Nha (Golden visa), tự do đi lại trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen (Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức…)
Thời gian có quyền cư trú/quốc tịch 8-12 tháng
Thường trú nhân Ireland
Mức đầu tư: 10,06 tỷ – 25,9 tỷ đồng (400.000EUR – 1 triệu EUR)
Mục đích chương trình: Lấy quyền cư trú Ireland
Thời gian có quyền cư trú/quốc tịch 8-10 tháng
Thường trú nhân Hy Lạp
Mức đầu tư: 6,5 tỷ đồng (250.000EUR)
Mục đích chương trình: Lấy quyền cư trú Hy Lạp (Golden visa), tự do đi lại trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen (Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức…)
Thời gian có quyền cư trú/quốc tịch 3-6 tháng
Hình thức đầu tư: Đầu tư bất động sản. Thẻ cư trú Hy Lạp được gia hạn sau mỗi 5 năm.
Đầu tư lấy Quốc tịch Malta
Mức đầu tư: Tối thiểu từ 19,5 tỷ đồng (690.000 EUR) và phát sinh theo số lượng người phụ thuộc.
Mục đích chương trình: Lấy quốc tịch châu Âu, tự do sinh sống, làm việc, học tập tại bất kỳ quốc gia EU nào.
Thời gian có quyền cư trú/quốc tịch từ 18 tháng