Tổng quan về thẻ doanh nhân châu Âu GRC

Sự ra đời của tấm thẻ doanh nhân châu Âu GRC được bắt đầu từ những năm 1992, khi đó 26 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã ký Hiệp ước Liên minh và tạo ra một cộng đồng kinh tế, chính trị mới. Ngoài việc sử dụng chung một đơn vị tiền tệ, các quốc gia này cũng xóa bỏ việc kiểm tra hộ chiếu của công dân các nước thành viên. Từ đó tạo ra một không gian tự do đi lại cho cư dân và thường trú nhân các nước.

Kể từ đó, các chương trình đầu tư định cư liên tục được hình thành nhằm thu hút nguồn nhân lực, cũng như nguồn lực kinh tế từ bên ngoài vào trong châu Âu. Nổi bật nhất trong số đó là chương trình Thẻ doanh nhân châu Âu GRC.

Thẻ doanh nhân châu Âu – GRC là gì?

Thẻ doanh nhân châu Âu – GRC hay còn được biết dưới tên GRC (Green Card for Businessman) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tham gia ký kết chương trình GRC. Chương trình này được mở ra nhằm hỗ trợ cho các doanh nhân đang giao thương với các nước châu Âu có được điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham gia các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia chương trình. Người sở hữu thẻ doanh nhân châu Âu GRC có quyền sinh sống lâu dài ở đất nước mà họ xin thường trú, ưu tiên khi tiến hành xuất nhập cảnh tại các nước trong chương trình và không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Thẻ doanh nhân châu Âu GRC có lợi ích gì?

Bên cạnh việc được tự do đi lại giữa khối Liên minh EU, người sở hữu tấm thẻ Doanh nhân châu Âu GRC còn được hưởng những đặc quyền riêng biệt như về chăm sóc y tế hay giáo dục miễn phí cho con cái. Những lợi ích đính kèm này là một phần nỗ lực của các quốc gia trong chương trình muốn tạo ra một môi trường an toàn và đẳng cấp để các doanh nhân không những có thể tự do kinh doanh mà còn an tâm sinh sống để tập trung làm việc.

Quyền tự do đi lại trong châu Âu và nhiều quốc gia khác

Như đã đề cập ở trên, lợi ích đầu tiên của người sở hữu tấm Thẻ doanh nhân châu Âu là trở thành thường trú nhân ở một quốc gia họ xin thường trú, đồng thời cũng sở hữu quyền tự do đi lại giữa khu vực châu Âu. Các quốc gia này bao gồm: Austria, Belgium, Bulgaria, Croatia, Republic of Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain và Sweden.

Bên cạnh đó, việc sở hữu thẻ doanh nhân châu Âu GRC tạo điều kiện dễ dàng hơn khi bạn nhập cảnh các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Anh, Úc v.v với mục đích du lịch hay thương mại.

Hệ thống Y tế

Châu Âu không những sở hữu cho riêng mình một nền y khoa hiện đại mà còn là cái nôi đào tạo ra những chuyên gia đầu ngành, đặc biệt phải kể đến đó là Hungrary hay Phần Lan. Thông thường nếu như bạn là người nước ngoài sử dụng hệ thống y tế của một quốc gia khác, chi phí phải bỏ ra có thể mắc hơn nhiều lần, thậm chí gấp 3 gấp 4 so với một người bản địa. Tuy nhiên, với việc sở hữu tư cách thường trú nhân tại châu Âu, bạn sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân của quốc gia đó mà hầu như không cần phải chi trả bất kỳ chi phí nào, trừ một số các dịch vụ chăm sóc đặc biệt như thẩm mỹ và nha khoa.

Hệ thống giáo dục toàn diện

Châu Âu được đánh giá là môi trường học thuật với nền giáo dục tiên tiến. Các trường đại học ở châu Âu từ lâu đã nổi tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao, môi trường nghiên cứu hiện đại. Bằng cấp của các cơ sở giáo dục tại đây được các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới được công nhận đánh giá rất cao.

Nhằm khuyến khích và chào đón sinh viên quốc tế, nhiều cơ sở giáo dục châu Âu hiện nay đã sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy của một số chương trình học.

Ở châu Âu, con cái của công dân và thường trú nhân được học tập miễn phí đến hết năm 17 tuổi.

Bảo lãnh gia đình 3 thế hệ cùng có thẻ xanh

Những năm trở lại đây, với các chính sách hỗ trợ đoàn tụ gia đình, cơ hội nhập cư châu Âu cho cả gia đình 3 thế hệ đã không còn quá khắt khe như ngày trước. Sau khi định cư và sở hữu cho mình quyền thường trú nhân, nhà đầu tư có thể tiến hành bảo lãnh vợ/chồng, cha mẹ và con cái đến ở cùng tại nước sở tại.

Cơ hội sở hữu quốc tịch cả gia đình

Trong tất cả 26 nước thành viên, việc trở thành công dân của bất cứ quốc gia nào trong số này cũng giúp bạn có được quyền công dân tại EU. Tuy nhiên, điều kiện trở thành công dân sẽ khác biệt tùy từng quốc gia.

Phần lớn các quốc gia yêu cầu thường trú ít nhất 5 năm, một số khác có thể yêu cầu khoảng thời gian dài hơn. Hãy kiểm tra thông tin này trước khi đăng ký nhập tịch. Ví dụ, bạn phải sống ở Đức trong 8 năm để có hộ chiếu nước này. Tại Pháp, bạn chỉ cần cư trú trong 5 năm.

Làm thế nào để tôi sở hữu thẻ doanh nhân châu Âu GRC?

Giống như tên gọi, nếu như muốn sở hữu tấm thẻ doanh nhân châu Âu GRC, bạn cần phải trở thành những thương nhân châu Âu thực thụ bằng nhiều hình thức dưới đây.

Thành lập và xây dựng doanh nghiệp tại châu Âu

Đầu tư từ 300.000-500.000 EURO để thành lập các doanh nghiệp hay dự án có điều kiện trong vòng 3 năm. Trong đó, nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ lao động như tôn trọng quyền lao động, mua bảo hiểm cho nhân viên và mức lương tối thiểu phải trả giao động từ $2500-3500 EURO.

Đóng góp quỹ phát triển quốc gia (NDF)

Đóng góp không hoàn lại cho Quỹ phát triển quốc gia (NDSF), cụ thể
– 650.000 EUR – Đương đơn chính
– 25.000 EUR – Vợ/chồng và những người phụ thuộc dưới 18 tuổi
– 50.000 EUR – Những người phụ thuộc trên 18 tuổi

Đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản theo 1 trong 2 hình thức sau đây:
Mua 1 bất động sản với giá trị tối thiểu 350.000 EUR (duy trì trong ít nhất 5 năm);
hoặc Thuê lại 1 bất động sản với giá trị tối thiểu 16.000 EUR (duy trì trong ít nhất 5 năm)

Đầu tư trái phiếu chính phủ

Đầu tư tối thiểu 150.000 EUR vào trái phiếu của Chính phủ (duy trì trong ít nhất 5 năm)

Tổng quan về thẻ doanh nhân châu Âu GRC

Thẻ Doanh nhân châu Âu khác gì với thẻ APEC?

Về mặt mục đích và tính năng, trên cơ bản thì hai loại thẻ này không có quá nhiều điều khác nhau. Hai loại thẻ này đều được tạo ra để hỗ trợ đi lại trong quá trình giao thương của các doanh nhân, thẻ APEC được dùng cho khu vực châu Á và GRC dùng cho khu vực châu Âu.

Tuy nhiên, Thẻ APEC chỉ có giá trị sử dụng trong 03 năm, kể từ ngày cấp và không được gia hạn. Khi thẻ APEC hết thời hạn sử dụng, nếu người được cấp thẻ vẫn còn nhu cầu đi lại trong khối APEC, thì làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ mới. Bên cạnh đó, người sở hữu thẻ APEC cũng không có quyền đăng ký thường trú tại bất kỳ quốc gia nào.

Trái lại, đối với thẻ doanh nhân châu Âu GRC, người sở hữu đường đăng ký tình trạng thường trú nhân tại một quốc gia, được hưởng những quyền lợi như một người dân bản địa và có cơ hội trở thành công dân châu Âu.

Bài viết mới nhất