PTE – Chìa khóa chinh phục tiếng Anh cho du học và định cư

Bạn đang tìm hiểu về chứng chỉ PTE (Pearson Test of English) và muốn biết liệu nó có phù hợp với mục tiêu của mình hay không? Chứng chỉ PTE ngày càng được nhiều người quan tâm nhờ vào sự công nhận rộng rãi và tính ứng dụng cao trong học tập, làm việc và định cư.

Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về PTE: từ khái niệm cơ bản, các ưu điểm và nhược điểm, cho đến cấu trúc bài thi và những lưu ý quan trọng khi thi chứng chỉ này. Hãy cùng tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch của mình nhé!

PTE là gì?

PTE (Pearson Test of English) là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, phục vụ cho nhiều mục đích như du học, việc làm và định cư. Chứng chỉ này có thể thay thế hoặc được sử dụng song song với các chứng chỉ khác như IELTS và TOEFL.

PTE hiện có ba dạng bài thi chính là: PTE Academic (PTE học thuật), PTE General (PTE tổng hợp), và PTE Young Learners (PTE dành cho trẻ em).

PTE Academic là loại chứng chỉ phổ biến nhất và được xem là “chứng chỉ thông hành ngoại ngữ” cho những ai có kế hoạch du học, làm việc hoặc định cư tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh.

So với IELTS và TOEFL, PTE Academic chưa được phổ biến rộng rãi và không phải tại mọi điểm đến học tập và làm việc đều chấp nhận nó. Do đó, trước khi quyết định chọn PTE Academic, các bạn cần kiểm tra kỹ chính sách của các quốc gia và tổ chức để đảm bảo chứng chỉ này được công nhận tại đích đến của mình.

Chứng chỉ PTE được công nhận ở đâu?

Đối với du học sinh

Chứng chỉ PTE Academic được công nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là đối với các chương trình du học:

  • 100% các trường đại học, cao đẳng ở Úc và New Zealand công nhận chứng chỉ này.
  • 2/3 số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ và Canada, bao gồm các trường danh tiếng như Harvard, Stanford, Yale.
  • 98% trường đại học và cao đẳng tại Anh Quốc.
  • PTE Academic cũng được sử dụng trong hệ thống tuyển sinh của các trường Đại học và Cao đẳng Liên Hiệp Vương Quốc Anh (UCAS).
  • Ngoài ra, Hiệp hội TESOL Quốc tế và Ban tuyển sinh các trường Đại học Phần Lan (UAF) cũng thừa nhận giá trị của PTE Academic.
pte cho du hoc sinh
Chứng chỉ PTE dành cho du học sinh

Đối với người nhập cư

Chứng chỉ PTE Academic được công nhận rộng rãi trong quá trình nhập cư và visa cho các nước như sau:

  • Tại Úc, PTE Academic được chấp nhận bởi Bộ Di trú (DIAC) và Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới (DIBP).
  • Ở Ireland, Dịch vụ quốc tịch và di dân (INIS) công nhận PTE Academic cho visa sinh viên xin thị thực dài hạn để học tập.
  • Tại Vương Quốc Anh, Cục Biên Giới (UK Visas and Immigration) công nhận PTE Academic là hợp lệ cho visa sinh viên Thường Bậc 4 (Tier 4 General Student), cũng như cho các loại visa Tier 1 và Tier.
pte cho nguoi dinh cu
PTE cho người định cư

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm chứng chỉ PTE

Ưu điểm chứng chỉ PTE

PTE Academic, mặc dù là một chứng chỉ tiếng Anh mới, đã thu hút sự lựa chọn của nhiều học sinh, sinh viên với những ưu điểm nổi bật sau:

Đầu tiên, PTE Academic được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và có thể thay thế hoặc sử dụng song song với các chứng chỉ tiếng Anh khác. Hầu hết các trường đại học và cao đẳng trên thế giới cũng như một số trường kinh doanh hàng đầu tại các quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp, Ý đều chấp nhận chứng chỉ này. Ngoài ra, nhiều Đại sứ quán và tổ chức quốc tế cũng công nhận PTE Academic là chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn tiếng Anh để xin visa du học và định cư.

Thứ hai, bài thi PTE Academic được thực hiện và chấm điểm hoàn toàn bằng máy tính, loại bỏ các yếu tố đánh giá chủ quan từ con người và đảm bảo tính công bằng cao.

Thứ ba, lệ phí thi PTE Academic hợp lý và thấp hơn so với các chứng chỉ ngoại ngữ khác như IELTS hay TOEFL. Nếu đăng ký thi sớm có thể giúp giảm chi phí cho sinh viên.

Cuối cùng, kết quả thi PTE Academic được gửi đi nhanh chóng và không bị hạn chế về số lượng gửi điểm cũng như không mất thêm phí. Thí sinh có thể nhận được kết quả sau từ 24h đến tối đa 5 ngày sau khi thi và có thể gửi điểm thi tới các trường học mà mình đăng ký dễ dàng.

Nhược điểm chứng chỉ PTE

Nhược điểm của chứng chỉ PTE bạn cần lưu ý bao gồm:

Đầu tiên, PTE không phổ biến bằng các chứng chỉ IELTS hay TOEFL. Có thể làm cho việc tìm kiếm cơ sở đào tạo và tài liệu ôn thi trở nên khó khăn hơn. Thí sinh cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để có thể thi đạt kết quả cao.

Thứ hai, chứng chỉ PTE không được sử dụng cho chương trình miễn chứng minh tài chính SDS của Canada và visa Anh Quốc. Nếu muốn du học tại các quốc gia này, bạn cần phải chuẩn bị, công chứng nhiều giấy tờ chứng minh nguồn tài chính và thu nhập để đáp ứng yêu cầu visa.

Tất tần tật về bài thi PTE

Cách đăng ký thi PTE

Để tham dự kỳ thi PTE Academic, thí sinh cần đủ 16 tuổi trở lên. Đối với những ai từ 16 đến 18 tuổi, việc tham gia thi phải có sự đồng ý của phụ huynh, được xác nhận bằng một đơn đăng ký (bằng tiếng Anh) từ tổ chức PTE. Quá trình đăng ký thi PTE bạn thực hiện thông qua trang web chính thức của PTE: mypte.pearsonpte.com, thông tin nhập vào phải đầy đủ và chính xác để tránh gặp lỗi trong quá trình xử lý hồ sơ.

Lệ phí thi PTE ở Việt Nam:

  • Đăng ký trước 48 tiếng ngày thi: 180 USD (khoảng 4.600.000 VNĐ)
  • Đăng ký từ 24 đến 47 tiếng trước ngày thi: 206.25 USD

Bạn có thể lựa chọn thi tại trung tâm hoặc online, với lệ phí và quy trình thi không khác nhau. Sau khi thanh toán lệ phí thành công, bạn sẽ nhận được email xác nhận về địa điểm và lịch thi.

Nếu bạn muốn hủy lịch thi PTE trước 14 ngày, bạn sẽ được hoàn lại toàn bộ lệ phí đăng ký. Trong trường hợp hủy lịch thi từ 7 đến 14 ngày trước ngày thi, bạn sẽ được hoàn lại 50% lệ phí thi đã trả. Nếu bạn hủy lịch thi trong vòng 7 ngày trước ngày thi, bạn sẽ không được hoàn lại lệ phí thi.

Giá trị của chứng chỉ PTE có thời hạn là 2 năm. Đối với mảng nhập cư và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp tại Úc, thời hạn sử dụng của chứng chỉ là 3 năm.

Cấu trúc bài thi PTE

Bài thi PTE Academic có các phần Nghe, Nói, Đọc, Viết, chia thành 3 phần thi chính, kéo dài trong vòng 3 tiếng, bao gồm:

Phần 1: Nói và Viết (từ 77 – 93 phút)

  • Đầu tiên là phần giới thiệu bản thân trong 1 phút.
  • Tiếp theo là các hoạt động như đọc thành tiếng, lặp lại câu, mô tả hình ảnh, nói lại bài giảng và trả lời câu hỏi ngắn, kéo dài từ 30 đến 35 phút.
  • Sau đó là phần tóm tắt bài viết, có thời gian là 20 phút.
  • Cuối cùng là việc tóm tắt bài viết hoặc viết bài luận, với thời gian thi là 10 hoặc 20 phút tùy vào yêu cầu cụ thể của đề thi.

Phần 2: Đọc (32 – 41 phút)

  • Chọn đáp án duy nhất, có thời gian từ 32 đến 41 phút.
  • Sắp xếp lại cho đúng ngữ pháp trong đoạn văn.
  • Đọc và điền vào chỗ trống.
  • Đọc, viết, thêm đáp án vào chỗ trống.

Phần 3: Nghe (từ 45 – 57 phút)

  • Tóm tắt nội dung đoạn nghe, có thể có thời gian là 20 hoặc 30 phút.
  • Chọn đáp án duy nhất, với thời gian từ 23 đến 28 phút.
  • Điền vào chỗ trống trong các đoạn nghe.
  • Gạch chân đoạn tóm tắt chính xác của đoạn nghe.
  • Chọn đáp án duy nhất cho các câu hỏi liên quan đến đoạn nghe.
  • Chọn từ bị thiếu trong câu.
  • Gạch chân các từ không chính xác trong câu.
  • Viết lại chính tả chính xác từ hoặc câu đã nghe.

Sau khi hoàn thành bài thi PTE, thí sinh có thể liên hệ với giám thị để được hỗ trợ nếu gặp sự cố về thiết bị hoặc có thắc mắc trong quá trình làm bài. Kết quả thi PTE sẽ được công bố trong vòng 24 giờ hoặc muộn nhất là 5 ngày kể từ ngày thi.

Để xem điểm thi, thí sinh có thể thực hiện các bước sau:

  • Truy cập vào trang web: https://pearsonvue.com
  • Sau đó đăng nhập.
  • Chọn mục “View Score Reports”.
  • Chọn “View” để xem điểm thi của mình.

Quy đổi điểm chứng chỉ PTE với IELTS, TOEFL

Điểm thi PTE Academic có thể được quy đổi sang điểm các chứng chỉ quốc tế như IELTS và TOEFL như sau:

Điểm PTE → điểm IELTS:

  • PTE Academic: 23 → tương đương IELTS: 4.5
  • PTE Academic: 29 → tương đương IELTS: 5.0
  • PTE Academic: 36 → tương đương IELTS: 5.5
  • PTE Academic: 46 → tương đương IELTS: 6.0
  • PTE Academic: 56 → tương đương IELTS: 6.5
  • PTE Academic: 66 → tương đương IELTS: 7.0
  • PTE Academic: 76 → tương đương IELTS: 7.5
  • PTE Academic: 84 → tương đương IELTS: 8.0
  • PTE Academic: 89 → tương đương IELTS: 8.5
  • N/A → tương đương IELTS: 9.0

Điểm PTE → điểm TOEFL:

  • PTE Academic: 38 → tương đương TOEFL: 40 – 44
  • PTE Academic: 42 → tương đương TOEFL: 54 – 56
  • PTE Academic: 46 → tương đương TOEFL: 65 – 66
  • PTE Academic: 50 → tương đương TOEFL: 74 – 75
  • PTE Academic: 53 → tương đương TOEFL: 79 – 80
  • PTE Academic: 59 → tương đương TOEFL: 87 – 88
  • PTE Academic: 64 → tương đương TOEFL: 94
  • PTE Academic: 68 → tương đương TOEFL: 99 – 100
  • PTE Academic: 72 → tương đương TOEFL: 105
  • PTE Academic: 78 → tương đương TOEFL: 113
  • PTE Academic: 84 → tương đương TOEFL: 120

Các bài thi từng kĩ năng của IELTS sẽ được chấm điểm riêng từng phần, còn điểm một phần thi PTE sẽ được cộng vào các phần thi khác. Ví dụ, khi bạn thi nói, điểm PTE phần thi nói dùng để chấm kỹ năng nói và cả kĩ năng nghe.

Bài thi PTE cũng được ứng dụng công nghệ AI, với tính năng chấm bài ra được kết quả tương đồng với giám khảo chấm.

Lưu ý khi thi chứng chỉ PTE

Lưu ý trước khi thi

  • Thí sinh cần có mặt trước giờ thi ít nhất 30 phút để đọc và ký nhận các điều khoản, điều lệ và chuẩn bị đồ dùng cần thiết. Nếu đến muộn sau 15 phút so với thời gian bắt đầu thi, thí sinh sẽ không được phép tham gia.
  • Để vào phòng thi, thí sinh cần chuẩn bị hộ chiếu còn hiệu lực để kiểm tra và xác minh thông tin, kèm theo các giấy tờ tùy thân. Giám thị sẽ thực hiện kiểm tra an ninh bằng cách chụp ảnh, quét tĩnh mạch lòng bàn tay và sao chụp hộ chiếu.
  • Các đồ vật được phép mang vào phòng thi là khăn giấy, thuốc ho (đã mở), đai cổ, gối đỡ và áo len có túi rỗng, mắt kính, máy trợ thính và máy bơm insulin.
  • Các đồ vật như điện thoại, máy tính xách tay, thiết bị điện tử, trang sức lớn hơn 1cm, đồng hồ, túi ví, mũ và sách vở không được mang vào phòng thi, bạn có thể cất ở tủ lưu trữ có khóa.

Lưu ý khi thực hiện bài thi

Trong kỳ thi PTE, mỗi phần thi đều có những yêu cầu và chi tiết cụ thể mà thí sinh cần chú ý:

  • Phần thi nghe: Thí sinh cần tập trung cao độ để không bị phân tâm, câu hỏi được đưa ra bằng nhiều giọng tiếng Anh khác nhau và chỉ có một lần duy nhất.
  • Phần thi nói: Thí sinh nên suy nghĩ kỹ trước khi trả lời, vì bạn chỉ có một cơ hội thu âm để trả lời các câu hỏi.
  • Phần thi đọc: Thí sinh sẽ đọc các đoạn văn và trả lời các câu hỏi theo đoạn văn đã cho sẵn. Các câu hỏi sẽ đánh giá khả năng đọc hiểu bao gồm cả kỹ năng đơn lẻ và tích hợp. Thí sinh có thể tự chọn câu hỏi để trả lời mà không cần theo thứ tự.
  • Phần thi viết: Thí sinh sẽ phải trả lời từ 2 đến 3 câu hỏi bằng cách viết một đoạn văn dài khoảng 200 – 300 từ bằng tiếng Anh học thuật, viết đúng chính tả và ngữ pháp để đạt điểm cao hơn.

Lưu ý sau thi xong

Sau khi hoàn thành kỳ thi PTE, thí sinh sẽ nhận được điểm trong vòng từ 1 đến 5 ngày sau đó.

Để xem điểm thi, thí sinh cần đăng nhập vào trang web https://pearsonvue.com và sử dụng tài khoản đã đăng ký thi. Sau đó, họ chọn mục “View Score Reports”, chọn tiếp “View” để xem điểm thi và có thể chuyển điểm cho trường mà mình đang học theo hướng dẫn được cung cấp trong email thông báo.

Vừa rồi là những chia sẻ chi tiết về chứng chỉ PTE dành cho học sinh, sinh viên lên kế hoạch du học hoặc những ai đang quan tâm đến định cư nước ngoài. Để tìm hiểu thêm thông tin du học và định cư, truy cập ngay website của Visa Thế Giới 24h nhé.

Bài viết liên quan